Hotline 24/7 0988 390 689

Ngày 30/5/2017, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BGTVT hướng dẫn tạm thời về vị trí, kích thước và cách bố trí gờ giảm tốc cao su, tại vị trí đường bộ giao cắt đồng mức với đường sắt nhằm cảnh báo cho người điều khiển phương tiện xe cơ giới đường bộ biết để giảm tốc độ khi đi qua khu vực điểm giao cắt với đường sắt.

Gờ giảm tốc là gì ?

Gờ giảm tốc cao su là sản phẩm có cấu tạo dạng hình cong, nổi gồ lên trên mặt đường, có tác dụng cảnh báo, cưỡng bức các phương tiện đang tham gia giao thông phải giảm tốc độ trước khi lái xe di chuyển đi qua vị trí nguy hiểm.

Gồ giảm tốc cao su lắp đặt trên mặt đường bê tông, đường nhựa, và nơi bố trí ở vị trí giao cắt có điện chiếu sáng, bảo đảm dễ dàng nhìn thấy gờ giảm tốc (kể cả ban đêm). Khi lắp đặt  gờ giảm tốc, phải bố trí biển báo hiệu số W221b (biển báo đường phía trước có lắp đặt gờ giảm tốc) chỉ dẫn cho các phương tiện phía trước.

Phân loại gờ giảm tốc

Gờ giảm tốc hay còn gọi là Gồ giảm tốc là thiết bị cảnh báo giao thông thường bộ không thể thiếu. Gờ giảm tốc được chia thành 04 loại phổ biến như sau:

1. Gờ giảm tốc cao su

Gờ giảm tốc cao su là sản phẩm có cấu tạo dạng hình cong, nổi gồ lên trên mặt đường, chiều dài được tình bằng mét, chiều cao (độ dày) thông thường 30mm, 40mm 50mm 60mm 70mm, chiều rộng là 300mm 350mm.

Kích thước thông dụng: 

- 1000 x 300 x 40mm (L x W x H) khả năng chịu tải 80 tấn

- 1000 x 350 x 40mm (L x W x H) khả năng chịu tải 60 tấn

- 1000 x 350 x 50mm (L x W x H) khả năng chịu tải 20 tấn

2. Gờ giảm tốc dạng sơn kẻ đường

Gờ giảm tốc dạng vạch sơn kẻ đường có chiều dày không quá 6mm, màu sắc vàng cam có tác dụng cảnh báo (thông qua việc gây tác động nhẹ lên phương tiện) cho người lái xe tham gia giao thông biết phía trước là đoạn đường nguy hiểm, cần phải giảm tốc độ để đảm bảo an toàn.

Gờ giảm tốc được bố trí trải trên mặt đường bê tông nhựa, đường bê tông xi măng hoặc mặt đường láng nhựa thấm nhập nhựa còn tốt. Bề mặt đường rộng từ 2500mm trở lên có xe ô tô lưu thông qua điểm giao cắt. Trường hợp bề mặt đường nhỏ hơn 2500mm thì thùy theo mức độ cần thiết có thể vận dụng cho phù hợp.

3. Gờ giảm tốc bằng bê tông

Ưu điểm của gờ giảm tốc bê tông đó là: được làm bằng nguyên liệu rẻ, sẵn có, thuận tiện cho thi công, dễ dàng thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Gờ giảm tốc bằng bê tông sử dụng phù hợp tại khu công nghiệp, nơi có nhiều xe container, xe siêu trường siêu trọng đi qua. Gờ giảm tốc bê tông khả năng chịu tải trọng nặng lên đến 200 tấn thật sự là một giải pháp tuyệt hảo cho xây dựng công nghiệp.

Nhược điểm của gờ giảm tốc bê tông: sản phẩm dễ nứt gãy, chịu ảnh hưởng yếu tố thời tiết. Ngoài ra gờ giảm tốc bê tông không có tính đàn hồi, đo đó sẽ gây ra tiếng động hay rung lắc mạnh đối với phương tiện đi qua nó.

4. Gờ giảm tốc bằng sắt

 

Nhận tư vấn miễn phí

Zalo Công ty tnhh thương mại quốc tế Hoàng Nhân
Hotline
0988390689
popup

Số lượng:

Tổng tiền: